Lịch sử Chó nghiệp vụ

Chó nghiệp vụ có lịch sử ra đời lâu dài từ thời cổ cho đến nay. Chó đóng một vai trò rất lớn trong chiến tranh. Chúng là những chiến binh giúp đỡ rất hữu ích và trung thành trong chiến trường. Thời điểm những chú chó bắt đầu xuất hiện trong những cuộc chiến tranh gần như đồng thời với khi chiến tranh ra đời. Những giống chó lớn đóng vai trò như lính chiến đấu trên chiến trường và là lính gác phòng thủ cho tất cả mọi người từ người Ai Cập cho tới thổ dân Mỹ. Nhiều nơi, chúng được xem như một người lính thực thụ và đôi lúc còn được mặc áo giáp ra trận. Ngày nay, Trong một quân đội hiện đại chó không còn chọc thủng vòng vây của kẻ thù và không lao mình vào xe tăng nữa, nhưng nhiều đơn vị sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu thiếu những đôi mắt tinh tường và khứu giác tốt của những chú chó, nhất là các đơn vị biên phòng.

Thời cổ

Thời điểm những chú chó bắt đầu xuất hiện trong những cuộc chiến tranh gần như đồng thời với khi chiến tranh ra đời. Chúng được huấn luyện để đảm nhận nhiều nhiệm vụ như canh gác, trinh sát hay truy tìm dấu vết. Trong thời gian này, chó được mặc áo giáp bằng thép và tham gia vào chiến trường như một đội quân tấn công mạnh mẽ. Ngoài ra, chó cũng là phương tiện để các đội quân liên lạc, trao đổi thông tin với nhau. Thậm chí, chó còn có nhiệm vụ hạ gục bộ binh hoặc kị binh bằng những cú cắn mạnh mẽ vào chân đối phương. Từ thời xa xưa, những chú chó được bắt đầu được đưa vào chiến trường bởi người Ai Cập, Hi Lạp, Ba TưLa Mã. Trong đó giống chó Canis Molossus (chó ngao) của người La Mã được biết đến như loài chó mạnh nhất trên chiến trường.

Trong lịch sử người Hy Lạp cổ đại thì chó từng là những chiến binh đầy sức mạnh trên chiến trường. Trong thế kỷ thứ VII TCN, một thành bang của Hy Lạp là Magnesia đã bổ sung vào quân đội của họ những chú chó kích thước lớn, có thể nặng tới 113 kg còn gọi là chó ngao. Với sự hung dữ của mình, những chiến binh chó sẽ đóng vai trò tiên phong tấn công làm rối loạn đội hình của quân địch giúp các binh sĩ theo sau tận dụng sự hỗn loạn để có thể dễ dàng đánh bại kẻ thù. Vào thời điểm đó chúng đã được đối đãi công bằng như bao người lính khác, thậm chí còn được trang bị áo giáp gai để bảo vệ cơ thể trong các trận chiến. Sau này, người La Mã đã trang bị các cổ áo nhọn và áo giáp cho một số con chó của họ.

Sau này khi người Tây Ban Nha chinh phạt châu Mỹ, họ cũng dùng những con chó tấn công các chiến binh bản địa khiến người da đỏ rất hoang mang và hoảng sợ. Những kẻ xâm lược Tây Ban Nha cũng điều động các con chó chiến bọc giáp trong cuộc chinh phạt Nam Mỹ vào những năm 1500. Nhiều phe phái và các quốc gia châu Âu đã dùng chó chiến trong các cuộc xung đột thời cổ đại và suốt thời Trung cổ, nhưng các cuộc chiến tranh hiện đại hơn làm giảm vai trò của loài động vật này trên chiến trường thành làm sứ giả truyền tin, theo dõi, trinh sát và lính gác.

Tại Việt Nam, đội quân chó đầu tiên được huấn luyện vào chiến tranh chống quân đô hộ Minh, bởi Nguyễn Xí[2].

Thời hiện đại

Chó nghiệp vụ của quân đội Mỹ

Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, những cuộc chiến cũng thay đổi về hình thái. Do đó, chó nghiệp vụ cũng được huấn luyện theo nhiều cách khác nhau để đảm nhận những nhiệm vụ mới trong chiến tranh hiện đại. Bên cạnh các vũ khí, trang thiết bị hiện đại, chó nghiệp vụ người bạn gần gũi, trung thành và cần thiết nhất với các binh sĩ trên chiến trường. Ngày nay, chó nghiệp vụ là một phần không thể thiếu đối với các lực lượng vũ trang, chiến đấu trên mọi mặt trận cùng các binh sĩ[3].

Đến cuộc nội chiến Mỹ thế kỷ 19, chó đã có nhiều nhiệm vụ hơn như canh gác, trinh sát, truyền thông tin. Hình ảnh chó Bun Mỹ còn được người Mỹ dùng trong các poster kêu gọi nhập ngũ. Trong chiến tranh hiện đại, quân Mỹ đã sử dụng rất nhiều chó nghiệp vụ trong các cuộc chiến của mình. Hiện nay, có hàng ngàn con chó đang làm nhiệm vụ tại IraqAfghanistan, sát cánh cùng với các lực lượng quân đội để truy tìm kẻ địch của Mỹ. Chó đã giúp đỡ binh lính rất nhiều trong những vụ phát hiện dấu hiệu tấn công khủng bố, đặc biệt là phát hiện đánh bom tự sát. Với vị trí vai trò như vậy, từ năm 1998, Bộ Quốc phòng Mỹ cho thành lập một cơ sở để chuyên phát triển chó con phục vụ cho mục đích quân sự. Tại đây người ta nhân giống chó con và chăm sóc cho đến khi được 8 đến 10 tuần tuổi sẽ bắt đầu đưa đi tuyển chọn[4].

Nga, người đầu tiên ký một văn bản chính thức về việc sử dụng chó cho các đồn biên phòng chính là Nga Hoàng Alksandr Đệ tam. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tất cả các bên tham chiến đều sử dụng chó làm các nhiệm vụ như cứu thương, liên lạc và cảnh giới. Các chú chó Kavka Ovcharka (chó chăn cừu) và Rottweiler (giống chó Đức) khi đánh hơi thấy kẻ địch đang đến gần lập tức sủa báo động. Quân đội Áo-Hung và Quân đội Đức là những quân đội sử dụng chó sớm nhất và nhiều nhất. Và cũng ở Nga, Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tại Quân khu phía Tây của Nga được thành lập từ năm 1942 để đào tạo ra các chú chó nghiệp vụ phục vụ cho chiến tranh. Đây là lực lượng duy nhất ở Nga chịu trách nhiệm đào tạo chó nghiệp vụ cho các đơn vị vũ trang Nga.

Bài chi tiết: Chó chống tăng

Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Hồng quân Liên Xô đã thành lập gần 170 trung đoàn và tiểu đoàn huấn luyện và sử dụng chó chiến đấu. Hơn 500.000 con chó đã tham gia các hoạt động tác chiến trong suốt cuộc chiến tranh. Các chú chó cứu thương và vận tải đã chuyển đến các trận địa gần 3.500 tấn đạn dược, đưa được 700.000 binh sĩ bị thương nặng rời khỏi trận địa về tuyến sau. Các chú chó công binh đã phát hiện được gần 1 triệu quả mìn, bộc phá và các loại chất nổ khác. Chó liên lạc đã chuyển được 120.000 bản báo cáo, giúp rải gần 8.000 km đường dây diện thoại để nối lại liên lạc. Các chú chó diệt tăng đã phá hủy hơn 1.300 xe tăng, xe thiết giáp số những chú chó cảm tử bị thiệt mạng nhiều hơn số tăng bị diệt nhiều lần.

Việt Nam, đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam, chó nghiệp vụ được xem là vũ khí trang bị nhóm 1, Đây là vũ khí sống được biên chế vào lực lượng với những nhiệm vụ cụ thể, phổ biến là chó chiến đấu, chó phát hiện ma túy, chó tìm kiếm chất nổ, chó cứu hộ cứu nạn và đặc biệt là chó tuần tra vùng biên giới. Lịch sử ra đời của nghề huấn luyện chó nghiệp vụ ở Việt Nam bắt đầu từ cuối năm 1959, do một chuyên gia Liên Xô trực tiếp giảng dạy. Từ đó, nhiều trung tâm huấn luyện chó đã ra đời như Trường huấn luyện của bộ đội biên phòng ở Sơn Tây, các trung tâm huấn luyện chó ở Sóc Sơn, Gia LâmThành phố Hồ Chí Minh.